Bạn đang hại con cái khi chọn sữa tắm, dầu gội có 13 chất độc này

Ngay bây giờ, sau khi đọc xong bài viết này, mẹ hãy lật lại những món đồ đang sử dụng cho em bé (như phấn rôm, kem chống hăm, sữa tắm,…), đọc lại thành phần các chất ghi ở trên nhãn mác, phần có chữ “Ingredients” (Thành phần) và chắc chắn rằng, sẽ có nhiều chai lọ khiến mẹ muốn… ném ngay vào thùng rác.

Sau đây là 7 hóa chất tốt nhất cần tránh xa khi chọn đồ cho em bé:

Talc (bột talc, bột khoáng)

Đây là một loại bột khoáng màu trắng, có khả năng làm khô, hấp thụ độ ẩm, hấp thụ dầu, hấp thụ mùi, vì thế mà thường được thêm vào trong các loại bột dành cho trẻ em cũng như nhiều loại bột mỹ phẩm khác. Với khả năng hút ẩm cao, bột talc đặc biệt rất hay xuất hiện trong phấn rôm trẻ em để thoa vào các vùng da có nếp gấp như cổ, bẹn, nách, tránh bị hăm, ẩm ướt.Tuy nhiên, hóa chất này được cho là có khả năng gây kích ứng phổi và sinh ung thư.

Trẻ em hít phải bột talc quá nhiều, hóa chất này đi vào cơ thể sẽ hút khô các chất nội tiết bình thường của cả tầng biểu bì khí quản, phá hoại chức năng mao tiêm của khí quản; trường hợp bị nặng còn làm ho không dứt, tắc khí quản.

Bột talc còn đặc biệt có hại cho các bé gái. Nhiều nghiên cứu khoa học còn cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng thường xuyên bột talc ở vùng sinh dục phụ nữ và căn bệnh ung thư buồng trứng. Người ta đã tìm thấy những hạt talc trong các khối u buồng trứng ở phụ nữ khỏe mạnh đã sử dụng phấn rôm ở vùng sinh dục thường xuyên.

Fragrance (hương liệu)

Fragrance, hay còn gọi là “hương liệu” được thêm vào vô số hóa mỹ phẩm, chủ yếu để tạo nên mùi thơm đặc trưng cho sản phẩm hoặc để làm át đi mùi khó chịu của các hóa chất khác trong sản phẩm.

Mẹ cần chú ý, nếu trên bao bì sản phẩm ghi rõ là “natural fragrance” thì có thể yên tâm vì đây là loại fragrance chiết xuất từ thiên nhiên như dầu olive, dầu dừa, hạnh nhân,…

Còn nếu fragrance được tổng hợp từ các chất hóa học, trên bao bì chỉ ghi chung chung là “fragrance”, thường là khi các hãng sản xuất muốn “áp” cho những thành phần bí mật trong sản phẩm mà không muốn tiết lộ chính xác đó là gì.

Ảnh hưởng của fragrance thường kéo dài, bám trên da người hàng tiếng đồng hồ, có thể dẫn đến hư hại hệ hô hấp, thần kinh, da và mắt. Nhiều bằng chứng cũng cho thấy trẻ em tiếp xúc nhiều với fragrance còn bị mắc bệnh hen suyễn.

Mineral Oil (Khoáng dầu)

Chất này cũng có thể xuất hiện dưới những cái tên như paraffin oil/petrolatum/ paraffinum liquidum/ cera microcristallina. Đây là một phụ phẩm rẻ tiền được làm từ dầu hỏa thô hay dầu mỏ, có tác dụng làm mềm da. Chất này ngăn cản sự bài tiết của da, bít lỗ chân lông và được khuyến cáo là có khả năng gây ung thư, vô sinh.

Chất này hay xuất hiện trong một số loại dầu trẻ em. Mẹ nên dùng những loại dầu chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên, tốt nhất là do nhà tự làm như dầu dừa, dầu olive, dầu hạnh nhân để mát-xa cho em bé.

Paraben

Hóa chất paraben xuất hiện cực kì phổ biến, trong các loại xà phòng, sữa tắm, dầu gội đầu, sữa dưỡng ẩm dành cho trẻ nhỏ. Paraben có thể gây kích ứng da, rối loạn hooc môn, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và chức năng sinh sản. Mẹ cần tránh xa bất cứ sản phẩm nào có chữ “paraben” trong mục “Ingredients” (Thành phần), cũng như “benzoic acid” và “propyl ester”.

Propylene glycol

Hóa chất này hay xuất hiện trong bỉm trẻ em, thấm vào da vô cùng nhanh chóng, có đặc tính làm mở to lỗ chân lông, khiến các hóa chất khác dễ xâm nhập vào cơ thể. Chất này còn dùng để làm mát phanh xe và tủ lạnh. Đây được đánh giá là một chất vô cùng độc hại, có thể gây ung thư, làm hại não, gan, thận và dùng nhiều khiến da bị kích ứng, khô và nhanh lão hóa.

Triclosan

Triclosan được khuyến cáo là chất gây ung thư, làm rối loạn nội tiết tố, hay có trong các sản phẩm gắn mác “diệt khuẩn”. (Ảnh minh họa)

Bất cứ sản phẩm nào gắn mác “diệt khuẩn” đều có khả năng chứa triclosan, một chất không chỉ gây ung thư, làm rối loạn nội tiết mà còn làm ô nhiễm môi trường. Mẹ cần thận trọng khi mua những sản phẩm có tính “diệt khuẩn” cao như xà phòng, kem đánh răng, nước súc miệng, sữa tắm, dầu gội,… để không mua phải loại chứa triclosan.

Dược sĩ Hoàng Thị Phương Liên, khoa Dược, trường đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ: “Hóa mỹ phẩm là một trong các sản phẩm thiết yếu nhất ngày nay, người ta tiếp xúc với những sản phẩm này hàng ngày, hàng giờ. Tuy nhiên, đằng sau sự đẹp đẽ thơm tho ấy là rất nhiều loại hóa chất độc hại.